news

Nỗi niềm "người làm báo" ở cơ sở

(05:13, 21/06/2018)

      93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam ra đời, 93 năm thời gian chưa phải là dài song báo chí đã  góp phần quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuyên truyền đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước tới người dân một cách nhanh nhất, hiệu quả và chính xác nhất. Tuy nhiên đằng sau những cống hiến vinh quang ấy đã có không biết bao nhiêu giọt mồ hôi, công sức và có cả máu của những thế hệ phóng viên, nhà báo – họ là những chiến sỹ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa và... cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      Nhà văn Makxim Gocky đã từng viết: “Trong những thời khắc đen tối của cuộc sống mây đen che cả mặt trời, trong khi các loài chim khác rên siết vì sợ hãi thì riêng chim báo bão bay lượn ngang tàng và tự do trên biển dậy sóng bạc đầu, vì chim biết chắc chắn mây không che nổi ánh mặt trời, không bao giờ che nổi”. Và những phóng viên báo chí được ví như những cánh chim ấy, không bao giờ sợ gian khổ, hiểm nguy bởi họ tin là mình làm đúng.
 


 


 

      Những nhà báo, phóng viên của những tờ báo lớn hay về lĩnh vực điều tra gặp hiểm nguy là điều không thể phủ nhận. Nhưng nhắc đến phóng viên Đài địa phương mấy ai biết đến những vất vả, khó khăn và cả sự hiểm nguy đe dọa đến tính mạng của họ.
 


 

      Trong câu chuyện nói về nghề báo, chúng tôi được gặp gỡ nhà báo Trần Xuân Điềm. Ông đã có hơn 40 năm làm công tác Tuyên giáo và Đài Phát thanh huyện. Nay đã về hưu ông vẫn thường xuyên quan tâm theo dõi các chương trình của Đài, Báo các cấp và viết tiếp những câu chuyện trong cuộc sống. Ông động viên chúng tôi - những thế hệ sau này rằng : “Con đường nghề báo chúng ta đi dù khó khăn đến mấy nhưng sau đó là ánh sáng của vinh quang. Phóng viên phải lao tâm, khổ tứ; phải lăn lộn với thực tế ở cơ sở thì bài viết mới thu hút người nghe.”
      Còn nhớ câu chuyện cách đây 5 năm về trước một phóng viên nữ ở Đài cấp huyện trong khi đi lấy tin về cơn bão HaiYan đã bị gặp tai nạn giao thông và tử nạn trên đường đi cấp cứu. Càng khó khăn, càng hiểm nguy thì tin, bài càng hấp dẫn và thu hút khán thính giả và bạn đọc. Chia sẻ về một kỷ niệm đáng nhớ nhất cuộc đời làm báo nói ông Trần Xuân Điềm – Nguyên Trưởng Đài Phát thanh huyện Hải Hậu chia sẻ: “Thời tôi còn làm ở Đài huyện có một cơn bão rất lớn. Tôi và một phóng viên cùng với lãnh đạo tỉnh, huyện xuống đê biển Thịnh Long để ghi lại và đưa tin về cơn bão. Lần đầu tiên chứng kiến sóng biển dâng cao quá đầu người trùm lên thân đê và cùng lúc đó là tiếng nổ lớn phát ra – thân đê bị vỡ hơn 100m. Mặc dù rất nguy hiểm nhưng lúc đó lòng yêu nghề làm động lực giúp chúng tôi bình tĩnh ghi lại được những hình ảnh, âm thanh khủng khiếp của cơn bão để đưa tin tới người dân... ”.
 


 

      Nói về những khó khăn phải kế đến Đài truyền thanh cấp xã. Không thuộc cơ quan báo chí nào, cũng không được gọi là cơ quan báo chí, song họ - những người không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước lại đang làm nghề báo. Vì cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, hầu hết các Đài xã đang làm chương trình phát thanh bằng cách thủ công nhất. Đọc, ghi, phát trực tiếp. Dậy từ 4h sáng để chuẩn bị cho việc tiếp sóng Đài 3 cấp, ông Đỗ Thành Chung – Trưởng Đài Truyền thanh xã Hải Cường cùng phát thanh viên Nguyễn Thị Huế trực tiếp thông báo cho bà con nhân dân thu hoạch nhanh gọn các diện tích lúa Xuân cho kịp thời vụ và không đốt rơm rạ bảo vệ môi trường.
      Ông Nguyễn Xuân Hóa – Chủ tịch UBND xã Hải Cường cho biết: “Có thể khẳng định vai trò rất quan trọng và không thể thiếu của Đài truyền thanh ở cơ sở trong việc tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Gần dân, sát dân nhất Đài cơ sở đã giúp lãnh đạo xã trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động nhân dân tích cực tham gia các phong trào của địa phương như xây dựng Nông thôn mới; tuyên truyền các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới người dân nhanh, dễ hiểu và vậ động người dân thực hiện. Là kênh thông tin chính thống giúp định hướng dư luận trước những thông tin xã hội nhiều chiều.
      Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các mạng xã hội Facebook. Chỉ cần 1 cái click chuột sau một vài dây lướt web là đã có thể có hàng nghìn thông tin về mọi mặt của xã hội. Tuy nhiên người dân vẫn lựa chọn nghe Đài, xem Truyền hình và chăm chú theo dõi khi nghe tiếng nhạc hiệu “Đây là Đài phát thanh – Truyền hình Hải Hậu” hay mời quý vị và các bạn nghe chương trình phát thanh của Đài truyền thanh xã. Nhất là lúc vào thời điểm sản xuất, thu hoạch lúa hay quê mình sắp có bão. Bà Bùi Thị Nguyệt – người dân xóm 1 Hải Quang chia sẻ như vậy. Bày tỏ niềm vui khi nghe Đài Anh Trần Ngọc Ánh – xóm 6- Hải Cường cho biết: “Những thông tin trên Đài giúp người dân chúng tôi biết được nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, những gương điển hình làm kinh tế giỏi để mình học tập từ đó phát triển được kinh tế gia đình.”
      Thu nhập của phóng viên ở cơ sở chủ yếu là tiền lương và chút phụ cấp, lại kiêm nhiệm nhiều việc. Vậy mới có chuyện tranh thủ ngày nghỉ phóng viên  Đài cơ sở đi làm thêm nhiều nghề. Mặc dù khó khăn, vất vả họ luôn gắn bó và yêu nghề bởi niềm vui chính của họ là khi nghe Đài bà con học tập được những mô hình sản xuất hiệu quả; niềm vui nghe Đài người dân biết lựa thời tiết xem thời vụ. Và hơn nữa khi xuống cơ sở được nghe bà con nói vui rằng: “Các anh chị nói qua loa vậy mà nếu không nghe thấy là chúng tôi sẽ thấy thiếu lắm”...

Việt Hải

Uỷ ban Nhân dân huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- Điện thoại: 0350. 3877.141 - Fax: 0350.3877.143
- Email: vanphong@haihau.vn
© 2003-2010 by INCOM
CLB DOANH NHÂN HẢI HẬU
Góp ý: doanhnhan@haihau.vn
SEO là gì | XSMB | XSMT | Lịch Vạn Niên |